Theo lời kể của bệnh nhân, khoảng 9 giờ tối 19/6, bệnh nhân bị sốt, ra mua thuốc ở nhà thuốc, thông báo với nhân viên bán thuốc bản thân có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen.
Tuy nhiên, nhân viên bán thuốc nói với chị rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt, rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.
Khoảng một giờ sau khi uống 1 viên Ibuprofen 400mg, bệnh nhân thấy xuất hiện tức ngực, khó thở, nổi ban ngứa toàn thân. Bệnh nhân đã đến phòng khám tư và được xử trí tại đó.
Sau xử trí, bệnh nhân hết khó thở, hết nổi ban ngứa, được bác sĩ tư vấn vào viện ngay để theo dõi và điều trị tiếp, nhưng bệnh nhân thấy đỡ nên về nhà.
Vài giờ đồng hồ sau, bệnh nhân lại nổi ban ngứa toàn thân, khó thở, vào viện cấp cứu.
Các bác sĩ khuyến cáo, phản vệ là một bệnh lý nguy hiểm, diễn biến nhanh, có nguy cơ tiến triển nặng, đặc biệt trên các đối tượng có tiền sử dị ứng.
Khi thấy các dấu hiệu như nổi ban ngứa ngoài da, khàn tiếng, khó thở, thở rít, tức ngực, đau bụng, nôn, người dân cần đến ngay cơ sơ y tế nơi gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Người dân cần đến cơ sở y tế để khám và được tư vấn dùng thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe, không nên tự ý dùng thuốc tại nhà khi chưa được thăm khám. Những người có tiền sử dị ứng phải thận trọng khi dùng thuốc, cần nói rõ với bác sỹ về tiền sử bệnh và dị ứng thuốc của bản thân để được kê đơn đúng thuốc, điều trị đúng phác đồ và hiệu quả.
![]() |
Học sinh ăn bán trú ở một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội. |
Một trường tiểu học ở quận Hà Đông – nơi chị Trinh có 2 con trai đang theo học – cũng đang tổ chức ăn bán trú theo cách này. Tuy nhiên, chị Trinh cho biết, về cách thức kiểm tra, giám sát quá trình chế biến thức ăn của đơn vị này, khi được phụ huynh chất vấn, nhà trường cũng giải thích qua quýt, không khiến phụ huynh hài lòng.
“Theo lời các cháu kể thì cơm canh rất nguội, không được nóng sốt như ở nhà. Có lần một phụ huynh chụp được suất cơm của các con gửi vào nhóm hội phụ huynh của lớp thì tôi thấy cơm cũng có thịt, rau nhưng khá đơn giản và không được ngon mắt” – chị Trinh kể.
Cùng nỗi băn khoăn với chị Trinh, chị Hồng Thư – một mẹ có con vừa vào học lớp 1 trường tư thục chia sẻ: “Một lần mình đi họp phụ huynh cho con nên được nếm thử đồ ăn của con, mình thấy ít thức ăn và rau, canh lơ thơ vài lát bí xanh. Chất lượng bữa ăn rất chán. Mỗi bé được vài muỗng thịt xào trứng với 2 gắp rau, nếm thử thì toàn vị mì chính. Lớp 1 suất cơm như thế còn tạm được, chứ bé lớp 2, lớp 3 mà ăn thế thì chả bõ bèn gì, không bằng nửa suất ăn của trẻ mầm non trường mình mình là giáo viên mầm non)”.
Chị Thư cho rằng, nếu cứ duy trì bữa ăn như thế triền miên thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các con. Chị cũng từng phản ánh vấn đề này lên ban giám hiệu nhưng vẫn chưa được nhà trường giải quyết thỏa đáng.
![]() |
Suất ăn trưa có giá 25 nghìn đồng của con chị Trinh. Ảnh: NVCC |
Ăn bán trú ở trường cũng là vấn đề mà chị Thanh Hoài (Hà Nội) quan tâm nhất khi cho con học trường công lập. Chị cho con gái lớn ăn bán trú suốt 5 năm tiểu học. Khi đó chị Hoài là đại diện hội cha mẹ học sinh nên đích thân được đi kiểm tra và đánh giá chất lượng bữa ăn cũng như nguồn thực phẩm mà nhà trường nhập vào. Đó là những năm 2004-2009.
Năm 2014, con trai thứ hai vào tiểu học, chị cũng cho con học trường công. “Nửa năm đầu con ăn bán trú, những ngày đầu về con có vẻ hào hứng nhưng được mấy tuần, con có biểu hiện sợ ăn ở lớp nên mình đã tìm hiểu lý do và đưa đón con về nhà ăn”. Chị thừa nhận trường con chị có bếp ăn sạch sẽ, thực phẩm nhập vào có nguồn gốc, và cho đến giờ vẫn chưa có điều gì xấu xảy ra. Tuy nhiên, điều chị băn khoăn nhất là liệu các con có được ăn đúng như số tiền bố mẹ đã bỏ ra hay không, hay phải chia sẻ cho những khoản khác.
Chị Đỗ Hà – một phụ huynh ở TP.HCM – phản ánh chuyện ăn bán trú của con mình: “Năm ngoái bé nhà mình học lớp 4, bữa ăn ở trường quá tệ nên mình buộc phải mang cơm đến trường cho bé vào buổi trưa. Vất vả lắm nhưng không làm khác được. Năm nay chuyển trường, thấy bé kể cũng chẳng khá hơn, nhưng đành chấp nhận. Mình tạm xử lý bằng cách: buổi sáng dậy sớm nấu cơm nhiều món ngon, cho ăn no, dặn con trưa ăn qua loa cho có lệ, thấy thịt thì gạt ra đừng ăn (bé nhà mình ăn chế độ kiêng thịt). Tối về nhà ăn bổ sung, đa dạng các loại nhưng không ăn quá no”.
Sang năm con chị Hà sẽ lên lớp 6. Chị đang nhắm tới một trường sử dụng đồ sạch, organic để nấu ăn nhưng trường lại ở khá xa, nên chị cũng đang băn khoăn.
Mang cơm từ nhà đi
![]() |
Suất cơm trưa mà chị Thương chuẩn bị từ nhà cho con. Ảnh: NVCC |
Có nhiều mẹ khi được hỏi về cơm bán trú đã chia sẻ rằng rất muốn cho con mang cơm từ nhà đi, nhưng nhà trường lại không cho phép, trong đó có cả trường công và trường tư.
Chị Thu Minh, một phụ huynh ở Hà Nội, hằng ngày đều nấu cơm cho 2 con mang đi học. Chị cũng biết nhiều mẹ có mong muốn này để tránh cho con các vấn đề thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, tuy nhiên có những trường lại cấm các con mang đồ ăn đến lớp. “Tôi không hiểu vì lý do gì mà các trường lại cấm việc này” – chị nói.
Đưa ra giải pháp cho việc không phải ăn cơm trường mà vẫn không phải về nhà xa xôi, chị Hiền mach nước: “Các mẹ có thể nhờ một bác hưu trí gần trường. Mỗi trưa con về nhà bác ăn cơm. Đến chiều con tan sớm, lại vào nhà bác để đợi bố mẹ tầm 6 giờ chiều đến đón”. Chị cho biết, nhiều mẹ đã làm cách này và chi phí gửi các bác là khoảng 50 nghìn đồng/ ngày, vừa hợp lý lại vừa an toàn.
Trong khi đó, trường hợp của chị Thương thì may mắn hơn. Chị đang cho con học một trường tiểu học tư thục mới mở và trường luôn khuyến khích các con mang cơm từ nhà đi, mặc dù nhà trường vẫn có dịch vụ phục vụ bữa trưa cho các con ăn ở trường. Bà mẹ này cho biết: “Được trường khuyến khích, mình cũng thấy hợp lý nên thử nghiệm một thời gian xem sao. Hiện tại thì con rất vui với việc mang cơm đi học. Các con được chia sẻ đồ ăn cho nhau, nói chuyện với nhau về món ăn của mình, rồi về nhà kể chuyện cho bố mẹ về bữa cơm của bạn này bạn kia”.
![]() |
Trường tư thục mà con chị Thương đang học khuyến khích phụ huynh chuẩn bị đồ ăn trưa từ nhà cho con. Những học sinh có nhu cầu ăn trưa tại trường, nhà trường vẫn phục vụ. Ảnh: NVCC |
Trái lại với tâm lý lo cho từng bữa ăn của con, có một bộ phận phụ huynh được hỏi lại cho biết chưa từng biết bữa trưa của con trông ra sao. Một phần vì không có cơ hội được quan sát, một phần vì nghĩ con người ta ăn được thì con mình cũng ăn được.
Chị Thanh Hà (Hà Nội) là một phụ huynh không quá coi trọng chuyện ăn uống của con. Chị cho biết, con chị từng học nhiều trường, cả những trường có tiếng và tai tiếng. “Bữa ăn ở các trường mình chưa bao giờ thấy ổn. Nhưng mình không ưu tiên việc đó nhiều lắm. Nói chung học lớp 1 thì chọn cô, mọi thứ khác như ăn uống, sinh hoạt thì nhắm mắt cho qua. Tối về các mẹ tha hồ chăm. Bữa sáng, bữa tối quan trọng thì gia đình đã lo rồi”.
Hiện đang sinh sống ở thành phố Binche (Bỉ), chị Yen Cuypers cho biết, ở đây, từ trẻ mẫu giáo đến trung học đều mang hộp cơm đi học, trừ khi bố mẹ muốn cho con ăn ở trường thì nộp tiền cho trường 3 euro/ bữa, có cả món tráng miệng, ăn bữa nào trả tiền bữa đó, chứ không cần phải đóng cả tháng, cả kỳ.
“Con mình hay xem thực đơn báo trước của trường, hôm nào có món ngon, cháu thích thì cháu ăn. Đó là với cháu 17 tuổi. Còn với cháu nhỏ, mới đang học mẫu giáo, trường cũng có bữa ăn nóng 3 euro/ bữa vào thứ Hai và thứ Sáu. Thứ Tư học nửa ngày nên trường tổ chức ăn buffet 1 euro/ bữa. Tất cả những bữa này ai muốn ăn thì nộp tiền, còn không thì cứ cơm nhà mang đi” -Bà mẹ này cho biết, thậm chí trong các buổi đi chơi, dã ngoại, các con cũng mang cơm hộp đi.
![]() |
Học sinh trường công ở Bỉ - nơi con chị Yến đang theo học - mang cơm hộp đi ăn trong một chuyến đi chơi. Ảnh: NVCC |
![]() |
Cơm hộp là thứ quen thuộc với học sinh ở Bỉ. Ảnh: NVCC |
Chị cho biết, trường cũng rất linh động việc đăng ký ăn ở trường hay ở nhà. Các con cũng không cần phải đăng ký sớm. Thậm chí, nếu con quên mang tiền, báo bếp ăn là con có thể ăn, hôm sau trả tiền.
“Đồ ăn thường là mấy lát bánh mỳ kẹp, kẹp gì tùy ý, một chai nước nhỏ hoặc uống nước của trường, một ít đồ ăn vặt, tráng miệng hoa quả, bánh ngọt hoặc sữa chua. Nhà trường khuyến cáo các con nước ngọt không phải là nước, nên trẻ chỉ uống nước lọc thôi”.
Nguyễn Thảo
Ban phụ huynh phải có trách nhiệm giám sát nhà trường |
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội chia sẻ: “Hiện nay, các trường tiểu học đang làm thêm một việc như trường mầm non (vốn trong chương trình có chăm sóc và nuôi dưỡng) vì học 2 buổi/ngày nên phát sinh thêm khoản phục vụ bán trú là ăn và ngủ trưa. Ở cấp tiểu học do việc học 2 buổi/ngày phát sinh thêm việc này nên ban giám hiệu nhà trường thống nhất thỏa thuận với cha mẹ học sinh. Việc này hoàn toàn theo thỏa thuận chứ không hề có quy định bắt buộc phục vụ bán trú cho học sinh”. Nhà trường và ban phụ huynh phải có trách nhiệm kiểm soát nhau, còn Sở GD-ĐT, thậm chí UBND quận/huyện thường cũng không can thiệp sâu vào việc này. “Có nơi, trong thỏa thuận có cả điều kiện "đầu buổi sáng có 5 người ký nhận thực phẩm". Như khi xảy ra trường hợp ở Trường Tiểu học Nam Trung Yên, sẽ phải gọi ban đại diện cha mẹ học sinh vào cuộc xem trách nhiệm giám sát của họ như thế nào chứ không phải khi có sự việc thì hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm hết”. “Phụ huynh phải gắn trách nhiệm với con mình chứ không phải giao khoán cho nhà trường. Có thể chia ra mỗi người một ngày trong tháng và việc kiểm tra cũng không mất quá nhiều thời gian". Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD-ĐT quận Hà Đông, cũng có chung quan điểm: thay vì thống nhất một mức chung rồi ép buộc các phụ huynh thực hiện, quận cũng giao cho các trường được tự chủ trong việc này. Cùng đó, phụ huynh và nhà trường cùng phải tự giám sát thường xuyên. Theo bà Hằng, phòng giáo dục sẽ cùng các phòng chức năng liên quan như phòng y tế thường xuyên, kiểm tra giám sát các đơn vị trường học, nhưng tôn trọng việc thỏa thuận của nhà trường và phụ huynh khi báo cáo lên. Thanh Hùng |
Cô Nguyễn Thị Hiền
Cô Hiền chia sẻ: “Ban đầu mình làm hồ sơ thi vào Học viện An Ninh nhưng năm đótrường lại không tuyển nữ sinh. Mình chuyển sang thi Sư phạm và quyết định chọn mônVăn dù học đều cả 3 môn khối. Đến khi nhập học, được nghe thầy cô giảng dạy, mình cảmthấy yêu mến và thực sự muốn gắn bó với bộ môn”.
Cái duyên tình cờ đến và rồi nó đi theo cô, trở thành cái nghiệp không thể dứt.Sau một thời gian giảng dạy tại trường THPT chuyên Thái Bình, đến năm 2007, cô Hiềnchính thức được giao dạy các em đội tuyển HSG Văn.
Và niềm vui đến ngay trong lần đầu tiên dẫn dắt đội tuyển tham dự kì thi quốc giakhi 6 em dự thi có 5 em đạt giải (2 giải nhì, 2 giải ba và 1 giải khuyến khích). Đếnlần thứ 2 phụ trách đội tuyển vào năm nay, cả 8 em học sinh đều đạt giải và thànhtích còn ấn tượng hơn rất nhiều: 1 giải nhất, 2 giải nhì và 5 giải ba.
![]() |
Đội tuyển văn do cô Hiền dẫn dắt đều giành giải thưởng |
Nụ cười của học trò là niềm vui của cô và “điều hạnh phúc nhất khi mình gắn bó vớinghề là được nhìn thấy các em trưởng thành và các em biết có cô trong sự trưởng thànhấy”.
Ấn tượng với chàng “mì chính cánh” của đội tuyển
Trong mỗi câu chuyện của cô Hiền hình như đều có hình ảnh học trò trong đó. Và đếnhôm nay cô vẫn còn nhớ: “Buổi học cuối cùng trong thời gian ôn thi HSG, các em đượcnghỉ vài ngày trước kì thi. Mình nghĩ các em sẽ reo lên vì vui sướng, nhưng rất bấtngờ khi tất cả đều đồng thanh bảo: Không! Cô ơi! Đến nhà cô học tiếp nhé?”.
Trong số 8 gương mặt HSG của đội tuyển quốc gia Văn năm nay, người mà cô Hiền ấntượng nhất chính là Phạm Thế Hưng, chàng trai duy nhất đã “vượt mặt” các bạn nữ mangvề giải nhất.
![]() |
Cô Hiền ấn tượng nhất với chàng trai Phạm Thế Hưng (ngoài cùng bên phải) |
Niềm vui và sự tự hào sáng lên trên khuôn mặt cô giáo quê lúa khi kể về cậu họctrò của mình: “Hưng là cậu học trò rất kiệm lời, có cá tính nhưng không bảo thủ. Từtop giữa của lớp, Hưng cố gắng để vươn lên và có mặt trong đội tuyển đi thi quốc gia.Đến khi ôn thi, Hưng làm mình rất ngạc nhiên vì em có thể đọc và hiểu những cuốn sáchmà các bạn khác chỉ đọc vài trang đã chán. Càng viết, những câu từ của em càng khiếnmình cảm thấy thú vị”.
Và chính Hưng cũng chia sẻ: “Nếu giải Nhất của em đạt được chỉ để dành tặng mộtngười, thì chắc chắn em sẽ tặng lại cho cô. Người đã truyền cho em tình yêu với mônhọc, cùng em đi qua mỗi chặng đường”
Để trò không sợ Văn
Ngữ Văn đối với nhiều bạn đã trở thành nỗi sợ hãi vì các em coi đó là môn họcthuộc: thuộc tác phẩm, thuộc văn mẫu, thuộc những đoạn phân tích của cô giáo để rồimang cái thuộc đó vào bài thi… Nỗi sợ hãi dẫn đến các em ngại và muốn tránh môn học.
Cô hiểu hơn ai hết tâm lý học trò. Bằng tình yêu và kinh nghiệm của bản thân, mỗinăm qua đi cô lại tự tích lũy kinh nghiệm cho mình để có những cách hữu hiệu, giúphọc trò không còn sợ môn Văn.
![]() |
Để học trò không sợ Văn cách tốt nhất là chính thầy cô thay đổi cách dạy |
Cô chia sẻ: “Điều đầu tiên, mình luôn nói với các em học sinh, Ngữ Văn không phảilà môn học thuộc, nó cũng là một môn khoa học mang tính tư duy cao. Và những kiếnthức trong đó không chỉ để các em thi cuối kì cho xong mà nó còn theo các em bước rangoài cuộc sống”.
Không chỉ có những yêu cầu cụ thể với học sinh, chính bản thân cô Hiền cũng luôntự học hỏi để nâng cao khả năng của mình. “Cái khó nhất khi dạy môn Văn là phảitruyền được tình yêu, niềm đam mê môn học đến với các em. Khi đã yêu thì bản thân cácem sẽ tự giác tìm hiểu và học”, cô Hiền tâm sự.
Mỗi giờ giảng văn của cô Hiền cũng giống như kể một câu chuyện, để rồi học trò vìtò mò mà muốn đi vào phía trong câu chuyện ấy để khám phá, tìm hiểu. Sau mỗi giờ họcVăn, cả cô và trò đều tự mình tìm ra được những điều hay và thú vị.
“Làm bất cứ điều gì các em cũng hãy cố gắng hết mình. Khi đã cố gắng thì dù kếtquả ra sao mình cũng có thể mỉm cười, không ân hận khi nhìn lại”, đó là điều côNguyễn Thị Hiền muốn nhắn nhủ với học trò.
Những chặng đường và những thế hệ học trò mới lại đang đợi cô, để rồi khi các emmỉm cười bước ra khỏi cánh cổng trường chuyên Thái Bình, cô cũng có được niềm vui từsự trưởng thành ấy.
(Theo Tiin)
" alt=""/>'Sư phụ’ của những cây văn đỉnh nhất Chuyên Thái Bình